Sự thật phũ phàng
Tây nguyên có nắng nóng cục bộ còn Nam bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt.'Con muốn sống': Bệnh nhi ung thư được bạn đọc Thanh Niên giúp hơn 276 triệu đồng
Xem Cúp quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Trồng rừng đặc dụng tăng vọt 130%
Trận đấu được chờ đợi giữa CLB Thanh Hóa với CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất diễn ra hấp dẫn như kỳ vọng. Đội bóng xứ Thanh cho thấy thực lực lẫn tham vọng cùng khả năng chơi rất hay trên sân khách khi có bàn thắng mở tỷ số từ rất sớm (phút thứ 7). Đội chủ nhà cũng cho thấy nỗ lực cao độ, bất ngờ dẫn ngược 2-1, trong đó có bàn thắng đẹp mắt của Nguyễn Thái Quốc Cường. Tuy nhiên Doãn Ngọc Tân tỏa sáng với siêu phẩm sút xa giúp CLB Thanh Hóa cân bằng tỷ số 2-2 cũng là kết quả chung cuộc. Chỉ giành được 1 điểm trên sân Thống Nhất, CLB Thanh Hóa đạt 23 điểm, lỡ cơ hội chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng của CLB Nam Định (24 điểm) nhưng vẫn giữ được danh hiệu "vua sân khách" khi bất bại 6 trận (thắng 4, hòa 2). Tuy xếp hạng nhì nhưng CLB Thanh Hóa thi đấu ít hơn 1 trận so với CLB Nam Định nên còn nguyên cơ hội chiếm ngôi đầu của đối thủ này. Trong khi đó CLB TP.HCM xếp hạng 9 với 15 điểm. Ở trận còn lại diễn ra trên sân Tam Kỳ, CLB Đà Nẵng thi đấu ấn tượng trước đối thủ được đánh giá mạnh hơn là Thể Công Viettel. Bàn thắng của Phan Văn Long giúp đội bóng sông Hàn vượt lên dẫn bàn. Chiến thắng cùng 3 điểm quý giá tưởng chừng trong tay thầy trò HLV Lê Đức Tuấn nhưng họ lại để đội Thể Công Viettel có bàn thắng cân bằng tỷ số 1-1 ở phút 90+5. Với 1 điểm có được trong trận đầu chơi trên sân nhà Tam Kỳ, CLB Đà Nẵng đạt 8 điểm, vẫn ở cuối trên bảng xếp hạng nhưng thu ngắn cách biệt chỉ còn 1 điểm so với đội SLNA. Đây là tín hiệu đầy khả quan của đội Đà Nẵng khi họ bất bại sau 2 lượt trận (1 thắng, 1 hòa). Trong khi đó việc để CLB Đà Nẵng chia điểm khiến CLB Thể Công Viettel chỉ có 22 điểm, lỡ cơ hội san bằng cách biệt với đội xếp trên là CLB Nam Định (24 điểm).Bảng xếp hạng vòng 13 V-League ngày 14.2: FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Bà Trần Thị Quế Chi, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo (IES), cho biết như vậy tại Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai các hoạt động giáo dục giới tính ERA của IES và Sở GD-ĐT TP.HCM diễn ra hôm nay, 3.1, tại TP.HCM.Sự kiện có sự tham gia của đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM, đại diện các phòng GD-ĐT trên địa bàn TP.HCM, các trường mầm non, giáo viên tham gia giáo dục giới tính cho trẻ em và nhiều khách mời.Dẫn ra những ví dụ đáng buồn của thực trạng "trẻ em xâm hại trẻ em", những nữ sinh phải làm mẹ khi đang ở độ tuổi học sinh, bà Trần Thị Quế Chi càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục giới tính cho trẻ em, nhất là trong độ tuổi 3-15. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, cả xã hội đều chung tay vào cuộc bảo vệ trẻ em và TP.HCM là đô thị lớn trong cả nước, nơi xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em. Có tới 14 hành vi xâm hại trẻ em, trong đó xâm hại tình dục chỉ là một trong những hành vi báo động mà nhiều trẻ em của chúng ta đang là nạn nhân.Bà Quế Chi cho biết trong bối cảnh mới, xã hội hiện đại, nhiều lĩnh vực được chuyển đổi số thì giáo dục giới tính cũng cần ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ để tiếp cận gần hơn với trẻ em - học sinh, những thế hệ trẻ đã rất thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị số. "Các em có những thắc mắc thầm kín nhưng từ trước đến nay có thể chỉ dám hỏi Google hoặc bây giờ là ChatGPT nhưng không phải lúc nào cũng được cung cấp thông tin chính xác. Đồng thời, việc giáo dục giới tính này cần phải hướng tới cả đối tượng là giáo viên, phụ huynh của trẻ em - tức là cha, mẹ, ông, bà của trẻ. Từ các ứng dụng công nghệ trong việc giáo dục giới tính, người lớn được học hỏi cách giáo dục giới tính đúng cách, để có thể dạy con, để có thể trả lời cho con một cách đúng đắn, khoa học những câu hỏi như 'mẹ ơi con sinh ra từ đâu?', 'vì sao con được ba mẹ sinh ra?''', chuyên gia Trần Thị Quế Chi trao đổi.Viện IES hợp tác với Sở GD-ĐT TP.HCM từ tháng 11.2018 trong việc thực hiện thí điểm chương trình giáo dục giới tính ERA cho trẻ 3-5 tuổi. Tháng 3.2019, Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp cùng Viện IES triển khai chương trình học cho trẻ tại 4 trường mầm non được thí điểm.Tới nay, sau 5 năm triển khai đã có 15/21 quận huyện, TP.Thủ Đức trên địa bàn TP.HCM được tập huấn nội dung các hoạt động giáo dục giới tính ERA cho trẻ từ 3-5 tuổi - Kỹ năng phòng tránh xâm hại. Kinh phí tập huấn 100% tài trợ từ Viện IES. Đồng thời đến nay có 5/21 quận, huyện, TP.Thủ Đức triển khai bản quyền đưa vào lồng ghép trong chương trình giáo dục mầm non.GS-TS Hồ Đức Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo, cho biết trong những ngày đầu, đội ngũ xây dựng ứng dụng công nghệ trong giáo dục giới tính ERA phải đối mặt với không ít khó khăn, ví dụ như từ định kiến của xã hội đối với giáo dục giới tính, đến việc tìm kiếm cách tiếp cận phù hợp với văn hóa Việt Nam. "Nhiều người nói với chúng tôi đang vẽ đường cho hươu chạy, tôi nói thà là vẽ đường cho hươu chạy đúng đường còn hơn để các cháu lạc lối. Chúng tôi kiên trì thực hiện dự án này vì đau lòng trước thực trạng nhức nhối của xâm hại trẻ em. Nạn nhân bị xâm hại mất tự tin, không dám phơi bày vấn đề của mình vì nhiều người vẫn còn định kiến, đó cũng là kẽ hở để vấn đề này ngày càng nghiêm trọng hơn. Chúng tôi muốn giáo dục giới tính cho trẻ em, để trẻ em, giáo viên, phụ huynh được phòng ngừa xâm hại, một cách chủ động", GS-TS Hồ Đức Hùng nói.Cũng trong hội nghị hôm nay diễn ra lễ đón nhận các giải thưởng của ERA như kỷ lục Việt Nam, kỷ lục Người Việt toàn cầu: Đơn vị đầu tiên biên soạn và xuất bản bộ ấn phẩm song ngữ Anh - Việt gồm cẩm nang, truyện và sách tô màu chủ đề giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại dành cho trẻ từ 3-15 tuổi. Kỷ lục châu Á với nội dung đơn vị thực hiện dự án đa ngôn ngữ về chủ đề giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại, dành cho trẻ từ 3-15 tuổi với hệ thống sản phẩm, ứng dụng đa dạng nhất. Các ngôn ngữ thực hiện trên dự án gồm tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Lào, tiếng Campuchia, tiếng Trung Quốc.
Bác sĩ Việt Nam thực hiện mổ tim ít xâm lấn tại hội nghị quốc tế
Buổi khai mạc triển lãm thu hút lượng lớn khách tham quan, thậm chí đông đến mức khiến cho việc thưởng thức tác phẩm... hơi khó vì người xem phải chen nhau, đôi khi phải chờ người trước xem và bình chọn xong thì mới xem được.